Tìm hiểu về nghề làm mây tre đan và đồ thủ công mây tre

Khái quát chung về nghề làm mây tre đan

Nghề mây tre đan có lẽ đã không còn xa lạ đối với chúng ta. Đây là nghề truyền thống và đã được ông cha ta truyền qua nhiều thế hệ. Nghề mây tre đan này chủ yếu làm ra những đồ thủ công mây tre. Nhằm mục đích phục vụ cho đời sống hàng ngày của con người như: rổ, giá, thúng, bàn, ghế,…

Tuy nhiên, càng về sau thì nghề mây tre ngày càng phát triển. Nền kinh tế phát triển kéo theo những làng nghề cũng phát triển theo. Nhưng những làng nghề nào biết nắm bắt cơ hội thì khả năng phát triển rất cao. Tính đến nay, nước ta có đến hàng nghìn làng nghề làm nghề mây tre đan. Cung cấp ra sản phẩm những sản phẩm ngày càng đa dạng về mẫu mã, giá cả.

Khi mà máy móc thiết bị hiện đại ngày càng được vận dụng trong sản xuất. Khiến cho thời gian, năng suất lao động được tăng cao. Cũng như chất lượng sản phẩm mây tre ngày càng tốt hơn. Đặc biệt là khi công nghệ sơn mài đã được người thợ ứng dụng vào nghề này. Tạo ra các sản phẩm với chất lượng cao, mẫu mã bắt mắt. Do đó mà các đồ thủ công mây tre ngày càng được ưa chuộng. Không những phục vụ khách hàng trong nước mà còn xuất khẩu ra các nước trên thế giới.

Những nguyên liệu được chọn lọc kỹ càng

Tính đến nay, nghề làm mây tre đan đã trở thành một trong số những nghề về thủ công đem lại giá trị kinh tế cao nhất. Khiến cho nền kinh tế nước ta ngày một phát triển và lớn mạnh. Thêm vào đó, nghề này cũng tạo ra rất nhiều cơ hội việc làm cho người lao động. giúp nhà nước giải quyết công ăn việc làm một số lượng lớn lao động. Vậy những nghệ nhân làm mây tre đan đã sản xuất và tạo ra đồ thủ công mây tre như thế nào?

Quy trình sản xuất đồ thủ công mây tre truyền thống

Để có được những đồ thủ công mây tre chất lượng, mẫu mã đa dạng thì đều phải trải qua các bước sau đây:

  • Bước 1: Chọn nguyên liệu mây tre sao cho phù hợp.

Loại tre được chọn phải là tốt nhất, phải là loại tre không non, không già, mọc thẳng, có độ cứng cao.

  • Bước 2: Sơ chế nguyên liệu mây tre.

Đối với nguyên liệu tre: Chặt lấy thân rồi đem phơi tái, xử lý chống mối mọt.

Đối với nguyên liệu mây: Mây có đặc điểm là rất nhiều gai nhọn xung quanh. Nên khi tiến hành quá trình sơ chế mây cần hết sức cẩn thận. Lớp vỏ gai bên ngoài sẽ được róc bỏ sau đó đem đi phơi tái để chuyển sang giai đoạn xử lý bước đầu.

  • Bước 3: Xử lý nguyên liệu

Đối với nguyên liệu tre: Tre được cạo vỏ, đánh bóng với giấy ráp. Rồi cho vào lò, dùng rơm hoặc lá tre để hun khói. Công đoạn này vừa có tác dụng tạo màu, vừa giúp làm khô nguyên liệu, lại giúp chống cong vênh. Sau khi hun lấy màu thì tre sẽ có màu nâu tây hoặc nâu đen. Để tre nguội sau đó đem đi uốn thẳng.

Đối với nguyên liệu mây: Mây được phơi sấy vừa để nguyên liệu khô, vừa để lấy màu.

  • Bước 4: Chẻ sợi

Mây và tre muốn sử dụng được thì phải chẻ nhỏ và tuốt thành sợi rồi mới có thể đem đan.

  • Bước 5: Thi công chế tác sản phẩm

Sau khi đan xong, sản phẩm tùy theo yêu cầu sẽ được nhúng keo, sơn màu, phủ bóng bề mặt. Cắt tỉa những chỗ nối, dư thừa để sản phẩm hoàn chỉnh nhất.

Như vậy là bạn đã biết quá trình tạo ra đồ thủ công mây tre như thế nào rồi phải không? Nó đòi hỏi tay nghề của người thợ phải cao, thì mới có thể tạo ra những sản phẩm chất lượng, ấn tượng. Đồ thủ công mây tre mang trong mình nét mộc mạc nhưng vẫn không kém phần hiện đại.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *